Một khả năng tuyệt vời để tạo nên cú đánh ăn điểm trực tiếp.

Có phải Juan Martin Del Potro có cú thuận tay (forehand) mạnh mẽ nhất trong giới tennis? Ít nhất là trong suốt thời gian diễn ra US Open 2009 trên nền sân cứng. Dù không có dữ liệu nào đo được, nhưng cú đánh tương đối bạt và chắc chắn đạt được tốc độ siêu thanh. Khi quan sát Del Potro trong giải này, ngay cả trận chung kết với Roger Federer, có thể thấy rõ những cú đánh ăn điểm trực tiếp. 

CÚ ĐÁNH THUẬN TAY ĐƯỢC CHO LÀ LỢI THẾ CỦA DEL POTRO

Có một kiểu ngụy biện phổ biến đối với người học và chơi tennis trong vài năm trở lại đây. Đó là cố gắng học theo cú đánh lợi thế của tay vợt pro nào đó. Nếu một tay vợt pro thắng áp đảo một trận đấu trong năm hoặc trong một giải đấu, hoặc thậm chí chỉ thắng một trận đấu lớn. Số đông có xu hướng cho rằng bất cứ điều gì tay vợt đó đang làm là “nhỉnh hơn”, và  lập tức luyện tập cú đánh bóng bắt chước người đó.

Chúng ta có thể tách hiệu ứng của các yếu tố kỹ thuật khác nhau khỏi những tay vợt sử dụng chúng không?

Nhưng nếu xem tennis chuyên nghiệp trong vài năm, sẽ thấy phần lớn hiện tượng này là theo chu kỳ. Một tay vợt chiếm ưu thế với cách nắm vợt nhất định hoặc sự chuẩn bị cho cú đánh hoặc cánh tay đi theo đà. Nhưng sau đó một tay vợt khác lên ngôi với một sự kết hợp kỹ thuật khác.

Không thể tách biệt hoàn toàn các yếu tố kỹ thuật và đánh giá các cú đánh chuyên nghiệp. Thật khó để nói liệu một sự kết hợp kỹ thuật khác, hơi khác hoặc hoàn toàn khác sẽ hiệu quả hơn hay ít hiệu quả hơn.

Đây là lý do tại sao tôi không nghĩ có thể kết luận tuyệt đối rằng ở cấp độ chuyên nghiệp. Một phong cách kỹ thuật ổn định là “vượt trội”. Đa phần thành công đến từ sự kết hợp giữa khả năng và kỹ thuật. Điều giúp các tay vợt trở nên tuyệt vời là khả năng tự mình tìm ra sự kết hợp đúng đắn cho bản thân.

Cú thuận tay của Del Potro: sự kết hợp độc đáo các tổ hợp yếu tố kỹ thuật.

Điều đó có lẽ đúng ở tất cả các cấp độ khác. Luôn có sự kết hợp nhiều yếu tố trong mỗi cú đánh mà mọi tay vợt phải tự mình hoặc luyện tập với huấn luyện viên. Đây là một quá trình sáng tạo không ngừng khiến cho việc cố gắng hiểu, huấn luyện và/hoặc chơi tennis trở nên hấp dẫn.

Cú thuận tay của Del Potro cũng ủng hộ cho kết luận này. Đôi lúc, nó tương tự như phần lớn các cú thuận tay tuyệt vời của các pro khác. Nhưng đôi lúc, nó lại hoàn toàn khác biệt. Một số nhà phân tích thậm chí không coi một số yếu tố trong cú thuận tay của anh ấy là ‘’hiện đại’’ ngoại trừ việc anh ấy đang sử dụng những yếu tố này để vượt qua hầu hết những tay vợt khác tại thời điểm hiện tại.

CẦM VỢT TRONG CÚ THUẬN TAY

Trong nhiều năm, người ta cho rằng cách cầm vợt Eastern đã lỗi thời. Điều này cũng giống quan điểm cú backhand một tay hiện không còn và không nên phổ biến nữa.

Cách cầm vợt Classic Eastern với đốt ngón trỏ và cườm tay thẳng hàng với mặt vợt.

Cách cầm vợt truyền thống tương đối hiếm trong trận đấu chuyên nghiệp. Nhưng sau đó, Del Potro có cú thuận tay thật sự mạnh mẽ, anh có kiểu cầm vợt Classic Eastern. Tôi nghĩ điều này đặc biệt thú vị bởi nó quá khác biệt so với các tay vợt Argentina khác. Khá khó để khái quát hóa về cách cầm vợt, phong cách chơi, cách huấn luyện về vị trí trên sân…

Cách cầm vợt Eastern là đốt ngón trỏ và cườm tay đều nằm ở góc xiên thứ ba của tay cầm vợt. Tính từ góc xiên trên cùng, di chuyển theo chiều kim đồng hồ, đi xuống từ đỉnh. Trong thực tế, theo cách cầm này, lòng bàn tay và mặt vợt thẳng hàng nhau.

Ngoài các tay vợt đã nghỉ hưu như Henman hay Sampras, tay vợt hàng đầu có cách cầm vợt tương tự chỉ có Roger Federer. Trong phần lớn sự nghiệp của mình, Federer đã chơi với cách cầm vợt hơi hướng Semi-Western một chút. Nhưng sau đó, Federer dường như đã chuyển cách cầm vợt theo hơi hướng Classic Eastern.

Một độ cao tiếp xúc ưa thích ở mức thắt lưng hoặc cao hơn – và thường xuyên sử dụng bộ chân tự nhiên.

Các đặc điểm cơ bản của kiểu cầm vợt này là điểm tiếp xúc thấp hơn và xu hướng tay vợt đứng tại vị trí gần với vạch cuối sân hơn. Với cú đánh cầu vồng cao và độ xoáy rất lớn trong các trận đấu hiện tại. Điều này đòi hỏi khả năng đánh bóng khi bóng đang bật lên. Rất ít tay vợt hàng đầu có thể thực hiện ổn định.

Chúng tôi đã thấy thông thường chiều cao tiếp xúc của Federer nằm ở đâu đó giữa mức eo và giữa ngực. Điều này có nghĩa là Federer sử dụng bộ chân tự nhiên nhiều hơn hầu hết các tay vợt. Nhưng để duy trì chiều cao tiếp xúc đó, Federer vẫn cần bật lên khỏi mặt sân bằng 1 hoặc cả 2 chân trên nhiều pha bóng.

Điều tương tự cũng đúng với Del Potro – hầu hết các pha bóng của anh ta được chơi ở mức thắt lưng hoặc cao hơn một chút. Và giống như Federer, anh ta thường xuyên thực hiện cú đánh khi ở xung quanh hoặc bên trong vạch cuối sân.

Chiều cao của anh ấy là 1m98. Đây thực sự là một lợi thế cho kiểu cầm vợt này trong các trận đấu hiện đại. Đối với anh ấy đó là vùng tấn công – giữa eo và giữa ngực – một nửa bàn chân hoặc cao hơn những tay vợt như Federer với chiều cao 1m80 hoặc 1m85. Đây có lẽ là một trong những lý do bạn thấy anh ấy thực hiện rất nhiều cú bóng bộ chân tự nhiên.

Bóng nảy ở độ cao tương tự cao hơn trong vùng tấn công của Federer.

Một điểm thú vị nữa là Del Potro sử dụng gần như toàn bộ bàn tay của mình để cầm vợt. Thực tế rằng Federer và cả Nadal đều trượt lòng bàn tay ra khỏi đuôi cán vợt, đây chính là chìa khóa cho những cú thuận tay của các tay vợt chuyên nghiệp trở nên thoải mái hơn. Một lần nữa, bây giờ chúng ta có một tay vợt hàng đầu sở hữu cú thuận tay đáng nể với cách cầm vợt truyền thống.

BACKSWING

Nếu cách cầm vợt của Del Potro là không phổ biến, backswing của anh lại rất độc đáo. Đóng mặt vợt hoàn toàn với sân vào lúc bắt đầu và/hoặc gần cuối cú backswing là rất quan trọng để tạo lực đánh bóng. Nhưng Del Potro không làm điều này. Với cách cầm vợt của mình, backswing của anh thực sự thách thức mọi tư duy thông thường.

Cú backswing của Del Potro đi lên đến điểm cao nhất.

Khi bắt đầu di chuyển, anh nâng đầu vợt và quay mặt vợt về phía đối thủ. Hơi nghiêng về phía trước. Không giống những tay vợt hướng mặt vợt úp xuống hoàn toàn, anh đưa khuỷu tay và vợt lên cùng nhau.

Vợt di chuyển hướng lên và một chút ra bên ngoài. Ở phía trên, mặt phẳng của mặt vợt vẫn gần như vuông góc với sân. Điều này ngược với Pete Sampras, người nâng khuỷu tay nhiều hơn trong phần đầu cú backswing với mặt vợt song song mặt sân.

Đỉnh của backswing cao, có thể cao như mọi tay vợt chuyên nghiệp. Tay cầm vợt cao hơn đầu, đầu vợt hướng lên, vát ngược về góc 45 độ so với sân. So sánh điều này với Federer, đầu vợt chỉ đạt đến ngang vai, đầu vợt hơi hướng về trước.

Khi cú backswing xuống đến vị trí cánh tay đánh bóng, mặt vợt vẫn gần như vuông góc với sân.

Mặt vợt cũng giữ nguyên cạnh khi bắt đầu vào cú backswing. Đây là điểm khác với nhiều tay vợt quay mặt vợt một phần/hoàn toàn hướng xuống phía trước sân. Del Potro chỉ đơn giản hạ vợt mà không thay đổi góc.

Ở điểm dưới cùng của cú backswing khi anh chuẩn bị vị trí cánh tay đánh bóng. Mặt vợt vẫn có thể hoàn toàn vuông góc với sân. Thông thường, đây là khi bóng nằm trong vùng tấn công của anh hoặc cao hơn. Khi bóng thấp hơn, mặt vợt hơi đóng lại ở phía dưới cùng của backswing, một góc khoảng 30 độ.

XOAY THÂN TRONG CÚ THUẬN TAY

Backswing gồm các thành phần khác nhau. Nhưng một yếu tố trong quá trình chuẩn bị mà Del Potro chia sẻ là xoay khối và duỗi cánh tay trái. Đây là một điểm chung về cú forehand được chia sẻ rộng rãi giữa những tay vợt hàng đầu.

Hãy xem cách chuyển động bắt đầu bằng một bước xoay sang ngang của bàn chân và thân. Dù anh đã quay mặt vợt về phía đối thủ nhưng vợt không di chuyển ngược lại độc lập. Điều này xảy ra như một thành phần tự nhiên của việc xoay khối. Khi vai xoay, cánh tay và vợt cũng xoay theo đà.

Giống như những tay vợt hàng đầu khác, xoay khối và duỗi tay trái.

Del Potro tách bàn tay còn lại khỏi vợt trước đó, khi vai xoay khoảng 45 độ. Quan trọng là cánh tay trái tiếp tục di chuyển theo đà sang phải và vai tiếp tục xoay. Cánh tay trái tiếp tục di chuyển đến khi song song với vạch cuối sân, hướng về đường biên một góc 90 độ. Từ góc nhìn phía trước hoặc sau, cánh tay có hơi hướng xuống.

Góc hướng xuống này ít phổ biến hơn với những tay vợt hàng đầu. Hầu hết họ có góc cánh tay ít nhiều song song với bề mặt sân. Quan trọng là cánh tay hướng một góc vuông với đường biên. Vai tiếp tục xoay đến góc tối thiểu 90 độ với lưới và thường xoay nhiều hơn một chút, khoảng 100/110 độ.

Thời điểm di chuyển này cũng rất quan trọng. Del Potro bắt đầu xoay ngay lập tức khi đối thủ đánh bóng. Hoàn thành xoay toàn bộ thân, duỗi cánh tay trái vào lúc bóng nảy về phía sân của anh.

TAY ĐÁNH BÓNG

Del Potro thường xuyên đánh bóng khi khuỷu tay duỗi thẳng.

Del Potro sử dụng cấu trúc đánh thẳng khuỷu tay cho một số cú thuận tay. Trong cấu trúc này, cánh tay thẳng từ vai đến cổ tay với khuỷu tay được mở rộng hoàn toàn. Trong hầu hết các trường hợp, cổ tay đặt ở góc lên tới 90 độ. Điều này khiến điểm tiếp xúc bóng rơi vào phía trước bên phải và cách xa thân người.

Tuy nhiên, Del Potro kết hợp khuỷu tay thẳng này với cấu trúc phổ biến hơn “double bend”. Với khuỷu tay gập về phía thắt lưng và cổ tay lật ngửa. Khuỷu tay của cầm vợt Eastern ít bị uốn cong, cách xa thân hơn so với nắm chặt vợt.

VƯƠN DÀI

Giống Federer, Del Potro đánh bóng tại nhiều vị trí cánh tay gồm cả cánh tay gập thường xuyên.

Del Potro có cú vung vươn xa đáng kinh ngạc về phía trước, hướng ra ngoài dọc theo đường biên. Đường vợt trong các cú đánh cuối sân đi theo một đường cong từ trong ra ngoài.

Sau khi tiếp xúc, cánh tay vòng lại đi theo đà cơ thể. Đường vợt của anh tương đối bạt, thẳng hàng với đường biên trong thời gian dài hơn.

“Phần vươn dài” trong cú đánh là điểm cuối cùng mà vợt đi ra ngoài và/hoặc hướng lên theo hướng mục tiêu. Là điểm trước khi đi qua vai hoặc qua thân, giai đoạn giảm tốc cuối cùng của cú đánh.

Phần vươn dài với khoảng cách lớn giữa tay và vai trái giải thích tốc độ đánh bóng của Del Potro.

Sự vươn người khi anh điều khiển bóng trong khu vực tấn công thực sự đáng nể. Một phần có lẽ bắt nguồn từ chiều dài cánh tay của anh ấy. Nhưng trong mọi trường hợp, khoảng cách luôn đáng kinh ngạc giữa tay và phần thân bên trái của anh.

Cổ tay ở ngang tầm mắt và tay cầm vợt gần với bên trái. Tại thời điểm này, khoảng cách từ vai trái đến tay cầm vợt khoảng 60cm trở lên. Có lẽ rộng nhất từ trước đến nay.

 

CÚ CẦN GẠT NƯỚC

Del Potro dùng cú cần gạt nước ở mức độ lớn hoặc thấp hơn trên hầu hết mọi cú forehand.

Cú cần gạt nước có liên quan đến sự gia tăng độ xoáy của bóng trong trận đấu hiện đại. Del Potro sử dụng cú cần gạt ở mức độ lớn hoặc ít hơn trên hầu hết mọi pha bóng.

Đôi khi để vợt chỉ hơi xoay, mặt phẳng của vợt gần với cạnh tại điểm mở rộng lớn nhất. Nhưng thường xuyên hơn, đầu vợt đã quay tới 180 độ vào thời điểm đạt đến điểm mở rộng. Giống những tay vợt hàng đầu khác, anh dùng cú cần gạt nước trên những pha bóng ngắn thấp hơn.

Dù cú forehand của anh tương đối bạt nhưng vòng quay bóng đạt trung bình trong khoảng 2000 – 3000 vòng/phút.

REVERSE FOREHAND

Mặc dù không thường xuyên nhưng Del Potro cũng có tương đối nhiều cú dứt điểm reverse.

Một biến thể cuối cùng trong cú thuận tay là Del Potro sử dụng cú dứt điểm đảo ngược. Bằng cách đảo ngược lúc kết. Nghĩa là đầu vợt kết thúc ở bên phải của tay vợt thay vì băng qua phía bên kia của người.

Del Potro sử dụng cú reverse khi anh cần thời gian chạy đón bóng. Anh cũng thỉnh thoảng sử dụng nó ở giữa sân khi bóng nhanh và khó nắm bắt. Ở cú reverse, độ xoáy với tốc độ nhanh của vợt trái ngược với xoay tay và cánh tay trong cú cần gạt nước. Del Potro chiếm ưu thế quá lớn và sự chuẩn bị rất thống nhất. Nên việc sử dụng cú reverse là tương đối hiếm.

Bạn muốn nâng cao cú thuận tay trở thành vũ khí tin cậy, cú đánh sở trường, vui lòng tham khảo chi tiết khóa học FOREHAND CHUYÊN SÂU tại ACE Tennis Academy.

0912 725 092