Chuyển động giao bóng được xem như cú đánh đa dạng nhất trong tennis. Có lẽ cũng là cú đánh được phân tích nhiều nhất. Có nhiều tranh luận xung quanh chủ đề thế nào là một cú tung bóng hoàn hảo? Lực được tạo ra như thế nào? Cách sử dụng cổ tay… Các huấn luyện viên hay người chơi tennis có lẽ chẳng bao giờ chung quan điểm về chủ đề này. 

Tôi muốn đề cập đến một khía cạnh ít người biết đến và nhắc đến đối với cú giao bóng. Tuy nhiên chúng lại rất quan trọng trong việc giúp bạn có một cú giao bóng hoàn hảo. Đó chính là nhịp điệu giao bóng khi chuyển động. Tôi cho rằng có ba kiểu nhịp độ khác biệt như sau:

  1. Nhịp giao cổ điển 
  2. Nhịp giao tối giản
  3. Nhịp giao thu chân 

Để hiểu về giao bóng ở trình độ cao, cần hiểu về kiểu nhịp độ và ý nghĩa của chúng. Điều này cũng giúp ích trong việc bạn tự định hình và cải thiện chuyển động giao bóng của mình. 

Từ trái sang phải. Andy Roddick với nhịp giao tối giản. Andy Murray với nhịp giao cổ điển. Dinara Safina với nhịp giao thu chân.

Đối với nhịp giao cổ điển (classic service rhythm), hai tay chuyển động xuống và sau đó lên đồng thời. Andy Murray và Roger Federer là hai ví dụ điển hình của kiểu giao bóng này. Khi tung bóng lên, tay cầm vợt có xu hướng chỉ xuống dưới và cách xa thân người, ở độ cao khoảng nửa thân người.

Tung bóng khi tay cầm vợt ở dưới thấp, gần hông. Những tay vợt dùng loại nhịp điệu này gồm: Jo Wilfred Tsonga, Tomas Berdych, Robin Soderling, Dinara Safina, Venus Williams. 

Tuy nhiên, các tay vợt chuyên nghiệp còn có hai kiểu nhịp giao khác cũng rất thành công. Andy Roddick, tay giao bóng tuyệt đỉnh, sử dụng nhịp giao tối giản (abbreviated rhythm). Với cú backswing thu gọn, anh giữ bàn tay trên cao, cao hơn nhiều so với vị trí tung bóng. Gael Monfils và Rafael Nadal cũng là những tay vợt dùng nhịp giao tối giản.

Vẫn có những người chơi khác sử dụng nhịp giao thu chân (staggered rhythm). Tung bóng khi tay cầm vợt ở dưới thấp, gần hông. Những tay vợt dùng loại nhịp điệu này gồm: Jo Wilfred Tsonga, Tomas Berdych, Robin Soderling, Dinara Safina, Venus Williams. 

Ba kiểu nhịp điệu này có gì khác nhau? Tôi sẽ chỉ ra một vài chỉ số giúp định lượng. Đó là điểm bóng rời tay, chiều cao tung bóng, thời điểm của chuyển động.

Những khác biệt giữa ba kiểu nhịp điệu sẽ dẫn tới những khác biệt kỹ thuật lớn về chuyển động. Bởi nhịp điệu và kỹ thuật là hai yếu tố không thể tách rời. 

Thông thường, chúng ta không chú ý tới những sự khác biệt này. Nhưng chúng lại tác động rất lớn đến việc luyện tập cú giao bóng ở bất kỳ trình độ nào. Đó là lý do bạn không thấy hiệu quả khi cố sửa một cú đánh bằng việc chỉ tập trung vào một yếu tố của cả một chuyển động tổng thể.

DỮ LIỆU CHO BIẾT ĐIỀU GÌ?

Tôi cũng sẽ chia sẻ suy nghĩ của mình về ba phương án nhịp điệu. Làm thế nào để kết hợp các yếu tố lại, dựa trên loại nhịp điệu giao bóng của riêng bạn.

Tôi đã quan sát và phân tích chuyển động của gần 100 tay vợt chuyên nghiệp ATP và WTA. Bằng cách xem video tốc độ cao. Từ đó, nghiên cứu sâu 36 người chơi chuyên nghiệp (23 ATP và 13 WTA). Bằng việc nghiên cứu 75 video, lựa chọn một phần từ sở thích, thói quen của một số người chơi. Nhưng đồng thời cũng dựa trên chất lượng video (có góc tốt, dễ quan sát).

Kết luận đầu tiên. Hiểu về chiều cao phát bóng rất quan trọng, giúp hiểu được sự khác biệt giữa ba loại nhịp giao. Chiều cao tung bóng là chủ đề được tranh luận rất nhiều, với nhiều quan điểm trái chiều. Có quan điểm cho rằng chiều cao tung bóng lý tưởng chính là chiều cao của điểm chạm giữa bóng-vợt. Lại có quan điểm cho rằng chiều cao này nên cao hơn điểm chạm bóng-vợt khoảng 60cm hoặc cao hơn.

Những người ủng hộ tung bóng thấp hơn cho rằng bóng sẽ dừng chuyển động ở vị trí cao nhất của cú tung bóng. Do đó dễ đánh nhất. Những người cho rằng nên tung bóng cao hơn thì nghĩ trong giao bóng hiện đại, cần nhiều thời gian hơn để người chơi có thể xoay người cũng như gập gối sâu hơn. Các nhà nghiên cứu như Howard Brody cũng cho rằng vận tốc bóng rơi từ cú tung cao hơn sẽ tạo ra lực xoáy. 

Nghiên cứu của tôi về cú giao bóng của các tay vợt hàng đầu chỉ ra rằng. Không có một nguyên tắc cố định về chiều cao tung bóng. Thay vào đó, tôi tin rằng chiều cao tung bóng phụ thuộc vào kiểu nhịp giao. Nghiên cứu của tôi đã chỉ ra vài điểm. Mối liên hệ trực tiếp giữa kiểu nhịp độ giao bóng và điểm nhả bóng. Chiều cao tung bóng. Thời gian giữa cú tung bóng và điểm chạm bóng.

ĐIỂM BÓNG RỜI TAY

Hãy tìm hiểu bằng cách phân tích mối liên hệ giữa điểm bóng rời tay và nhịp điệu giao bóng. Điểm bóng rời tay được định nghĩa là vị trí mà bóng hoàn toàn rời khỏi tay tung bóng. Vị trí mà tay người chơi rời khỏi bóng thường khác nhau đáng kể. Các đoạn phân tích video cho biết các tay vợt chuyên nghiệp rời bóng ở bất cứ vị trí nào. Từ tầm cao ngang mắt cho đến độ cao trên đầu khoảng 25cm.

Những tay giao bóng giỏi đều có điểm bóng rời tay ở khoảng như vậy. James Blake có vị trí bóng rời tay thấp nhất, ngang tầm mắt. Fernando Gonzalez và Marat Safin thì ở tầm cao hơn đầu 23-25cm. Tuy nhiên 2 trường hợp này đều là ngoại lệ. Thông thường, điểm bóng rời tay của đa số người chơi chuyên nghiệp ở tầm 10cm cao hơn đầu.

Khi quan sát kỹ điểm bóng rời tay. Tôi thấy có một mối liên hệ trực tiếp giữa loại nhịp giao và chiều cao của điểm bóng rời tay. Để kiểm chứng, tôi đo vị trí của vợt, tay cầm vợt và cánh tay tại thời điểm bóng hoàn toàn rời khỏi tay của người chơi.

Sự khác biệt khá nhỏ. Người chơi có nhịp giao tối giản có điểm bóng rời tay thấp nhất, trung bình hơn đầu khoảng 1cm. Người chơi có nhịp giao thu chân có chiều cao cao nhất, trung bình khoảng 6.3cm. Người chơi có nhịp giao cổ điển thì chiều cao này ở mức 5cm.

Loại nhịp giaoSố lượng người chơiChiều cao điểm bóng rời tay trung bình (cao hơn đầu)
Tối giản121cm
Cổ điển325cm
Thu chân 326.3cm

CHIỀU CAO TUNG BÓNG

Biến số thứ hai chính là chiều cao của cú tung bón. Và thời gian giữa thời điểm bóng rời tay và điểm chạm bóng. Tôi lại một lần nữa tìm thấy mối liên quan trực tiếp với kiểu nhịp giao. Đối với cả nam và nữ, nhịp giao tối giản sử dụng tung bóng thấp nhất, sau đó là nhịp giao cổ điển, cuối cùng là nhịp giao thu chân. Chiều cao tung bóng cũng liên quan đến nhịp giao.

Với người chơi có nhịp giao tối giản, chiều cao tung bóng tới gần 53cm so với điểm chạm bóng. Đối với người chơi có nhịp giao cổ điển, chiều cao này là khoảng 58.5cm. Còn với nhịp giao thu chân, chiều cao khoảng 73.6cm.

Biến số thứ ba chính là khoảng thời gian từ điểm bóng rời tay đến khi chạm bóng. Thời gian này liên quan gì tới chiều cao tung bóng?

Đối với tay vợt chuyên nghiệp có một khoảng thời gian từ điểm bóng rời tay đến khi chạm bóng. Trong phân tích của tôi, khoảng thời gian này là 0.6-1.24 giây. Nghĩa là thời gian giữa tung bóng và đánh bóng của một số người có thể gấp đôi người khác.

Sự khác nhau về chiều cao của điểm bóng rời tay cũng tác động đến mối liên hệ giữa thời gian và chiều cao tung bóng. Ngoài ra, người chơi cũng có tốc độ backswing và những điểm nhấn, kéo mạnh xuống khi lấy đà vợt ra phía sau trong cú backswing.

Ví dụ, chuyển động của nhịp giao tối giản thường có những điểm dừng. Chuyển động của nhịp giao thu chân thì ít có điểm dừng nhất. Bởi cánh tay cầm vợt giơ lên khá muộn, tay tiếp tục chuyển động để bắt kịp tay tung bóng. 

Mặc dù có những điểm khác nhau trong điểm bóng rời tay và tốc độ backswing. Vẫn có một mối liên hệ mật thiết giữa chiều cao tung bóng và thời gian từ lúc bóng rời tay đến khi chạm bóng. Ngoài ra, không có người chơi nào đánh bóng khi bóng đạt đến đỉnh của cú tung bóng. Trái với phương pháp được đưa ra của một số huấn luyện viên.

Bảng dưới đây chỉ ra thời gian trung bình từ thời điểm bóng rời tay đến khi chạm bóng trong sự liên quan với chiều cao tung bóng.

Đối với tay vợt nam. Nhịp giao tối giản có thời gian từ khi bóng rời tay đến khi chạm bóng ngắn nhất. Sau đó là nhịp giao cổ điển, rồi đến nhịp giao thu chân.

Đối với tay vợt nữ, nhịp giao tối giản cũng có khoảng thời gian trên là ngắn nhất. Tuy nhiên, đứng thứ hai là nhịp giao thu chân, rồi mới đến nhịp giao cổ điển.

Bảng 2: Thời gian và chiều cao tung bóng

Loại nhịp giaoSố người giao bóngThời gian trung bình từ điểm bóng rời tay đến khi chạm bóngChiều cao tung bóng trung bình
ATPWTA
Tối giản120.785 s0.972 s52.7cm
Cổ điển320.888 s1.007 s58.2cm
Thu chân320.943 s0.994 s73.9cm

Nhịp giao tối giản: tay cầm vợt cao hơn vai ở thời điểm bóng rời tay, có độ cao tung bóng thấp nhất, nhịp điệu nhanh nhất.

Khá thú vị, Rafael Nadal và Donald Young có cú tung bóng thấp nhất và nhịp giao nhanh nhất. Họ đều tung bóng ở khoảng 15.2-20.3cm cao hơn so với điểm chạm bóng. Khoảng thời gian từ lúc bóng rời tay tới cú đánh bóng là 0.6-0.7 giây. Lý do là Nadal sử dụng nhịp giao tối giản. Young nhịp giao cổ điển, tay cầm vợt gần như song song với mặt đất tại điểm bóng rời tay. 

CHIỀU CAO CỦA TAY CẦM VỢT

Sau khi phân tích về cú tung bóng. Hãy cùng nghiên cứu vị trí của tay cầm vợt tại thời điểm bóng rời tay. Mối tương quan với các nhịp giao nói trên. Lúc này, chúng ta sẽ thấy một bức tranh tổng thể về sự khác biệt giữa các kiểu nhịp giao.

Với nhịp giao tối giản, tay và vợt thường ở vị trí ngang hoặc cao hơn vai. Tương đồng với kiểu của Rafael Nadal hoặc Andy Roddick. 

Với nhịp giao cổ điển, cánh tay trải dài chỉ về sau. Đây là kiểu của Andy Murray hoặc Roger Federer.

Với nhịp giao thu chân, tay và vợt ở vị trí thấp, dưới eo với đầu vợt hướng xuống. Đây là kiểu của Tsonga, Berdych hoặc Safina.

Với nhịp giao tối giản, vợt di chuyển ít, bóng tung lên khá thấp với nhịp điệu nhanh nhất. Với nhịp giao thu chân, người chơi chỉ thực hiện backswing. Và vợt di chuyển biên độ nhiều nhất, nên bóng được tung lên cao nhất với nhịp điệu chậm nhất. 

Tuy nhiên, chuyển động của nhịp giao cổ điển và thu chân có sự tương đồng về thời gian và chiều cao tung bóng so với nhịp giao tối giản. Một vài người có nhịp giao cổ điển có xu hướng chậm lại. Hoặc thậm chí dừng vợt rất ngắn khi đầu vợt hướng lên trên, điều này làm tăng tổng thời gian. Chuyển động của nhịp giao thu chân thì không ngừng lại để vợt có thể bắt kịp. Do đó thời gian chuyển động nhịp giao cổ điển nhanh hơn một chút so với nhịp giao thu chân.

Nhịp giao tối giản gần như không có chuyển động xoay vai. Bởi cánh tay cầm vợt thường di chuyển hướng thẳng lên trên. Nên vai có xu hướng song song với mặt đất, điểm bóng rời tay có xu hướng gần với đầu.

Nhịp giao thu chân làm vai xoay nhiều nhất bởi tay cầm vợt vẫn ở vị trí thấp dưới eo. Do đó, điểm bóng rời tay có xu hướng cao hơn, do thời điểm đầu vai xoay nhiều nhất. Cổ tay có xu hướng vươn nhẹ để đảm bảo một cú tung bóng thẳng chính xác. Bởi nếu không vươn tay, cú tung bóng sẽ có xu hướng di chuyển về phía sau.

Nhịp giao thu chân thường bị cho là khó. Bởi yêu cầu chiều dài của tay vung vợt sau cú tung bóng và độ cao của cú tung bóng. Tuy nhiên, tôi mới chỉ đề cập đến việc quan sát và phân loại đơn thuần các nhịp giao. Thay vì phân tích chi tiết về cơ chế và kỹ thuật. 

Trong vài năm trở lại đây, nhịp giao tối giản rất được yêu thích. Đặc biệt với sự nổi lên của trường hợp Andy Roddick. Rafael Nadal, Gael Monfils, và Justine Henin cũng sử dụng loại nhịp giao này. Nhưng thực tế nhịp giao tối giản không hề mới. Từ thập niên 80, Ed Krass, một huấn luyện viên trứ danh ở Florida rất đam mê nhịp giao này. Khi bóng rời tay, tay vợt thường đã ở vị trí ngang hoặc cao hơn so với vai. 

Mặc dù tôi phân loại thành ba loại nhịp điệu giao bóng. Thường thì ở điểm bóng rời tay, vợt sẽ ở nhiều vị trí khác nhau. Ví dụ như ngay trên đầu hoặc ngay trên tầm cao của vai như Roddick.

Một yếu tố quan trọng đáng bàn đến là sự khác biệt giữa tay vợt nam và nữ. Với cả ba loại nhịp điệu giao bóng, các tay vợt nữ (WTA players) giao bóng với thời gian chậm hơn, các cú tung bóng có xu hướng cao hơn.

Lý giải cho điều này. Với tốc độ cao hơn, nam giới thường có cú giao mạnh hơn, đạt tốc độ đầu vợt lớn hơn. Đa phần tay vợt nữ không thể đạt được tốc độ đầu vợt trong cú backswing như tay vợt nam. Rất nhiều người phán xét các tay vợt nữ không tạo ra tốc độ và độ xoáy cao. Do họ không hiểu điều này.

NHỊP ĐIỆU VÀ CÁC YẾU TỐ KHÁC

Nhịp điệu giao bóng được tạo ra bởi mối quan hệ giữa vị trí của tay tung bóng, chiều cao tung bóng và thời gian của chuyển động. 

Bạn cũng nên nhớ rằng đây chỉ là những mối liên hệ tương đối, cũng sẽ có những ngoại lệ. Người chơi tennis cũng mang những đặc tính cá nhân riêng, do vậy họ không nhất quán 100%. Tuy nhiên, kiểu nhịp giao thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các chuyển động chủ chốt.

Nghiên cứu của tôi chỉ ra rằng. Người chơi có những kết hợp nhất định với tốc độ swing trong những phần khác nhau của chuyển động. Điều này dẫn đến việc hình thành kiểu nhịp giao theo thời gian. 

Vấn đề ở chỗ. Nhịp giao ảnh hưởng tới cách người chơi sử dụng chuỗi chuyển động, lực dồn từ mặt đất lên trên. Đặc biệt trong cú giao bóng, chuỗi chuyển động này khá phức tạp. Bởi các phần cơ thể sẽ tạo ra những chuyển động liên tiếp. Như chuyển động xoay quanh các trục, chuyển động gập hoặc vươn. Điểm khó nằm ở nhiều biến số và tỉ lệ khác nhau.

Tuy nhiên, về cơ bản, do các chuyển động của các phần cơ thể diễn ra liên tiếp, những chuyển động ban đầu khác nhau có thể dẫn tới những chuyển động tiếp theo cũng như kết quả khác đi dù chỉ là một chút.

Cụ thể, tôi tin rằng vị trí của cánh tay và kiểu nhịp giao có thể ảnh hưởng cả tới bộ chân ban đầu và việc chân sau đó hướng lên hay hướng về phía trước so với bóng. Điều này có nghĩa, có một mối liên quan giữa nhịp điệu của cánh tay và:

  1. Sự chuyển trọng tâm ban đầu 
  2. Cách dùng bộ chân pinpoint hay cơ bản
  3. Thời gian chạm bóng
  4. Footwork sau khi đánh bóng 

Cảm ơn USTA Player Development and Bobby Bernstein đã cho phép sử dụng video clip từ US Open 2008. 

Bạn muốn bắt đầu với bộ môn tennis, vui lòng tham khảo chi tiết các KHÓA HỌC TENNIS tại ACE Tennis Academy.

0912 725 092