3 loại nhịp điệu giao bóng:  tối giản, thu chân, cổ điển.

Ở phần một, chúng ta đã nói về khái niệm kiểu nhịp điệu giao bóng. Gồm nhịp giao tối giản, nhịp giao thu chân, nhịp giao cổ điển.

Chúng ta đã thấy sự khác biệt của các kiểu nhịp điệu giao bóng liên quan tới chiều cao tung bóng, điểm bóng rời tay, thời gian từ lúc bóng rời tay tới khi đánh bóng, dựa trên kết quả nghiên cứu rất nhiều video clip của các tay vợt chuyên nghiệp.

Phần hai sẽ nghiên cứu sự tác động của mỗi kiểu nhịp điệu giao bóng đến các yếu tố kỹ thuật còn lại. Khi tập luyện nhịp điệu giao bóng, bạn cần biết mỗi loại nhịp điệu có những đặc tính nhất định. Và sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của chuyển động.

Mối tương quan giữa loại nhịp điệu giao bóng và các yếu tố kỹ thuật khác có vẻ không quá rõ ràng. Nhưng chúng ta cũng cần tìm hiểu chúng để hiểu độ phức tạp của cú giao bóng. Trước đó, hãy review chi tiết về ba kiểu nhịp điệu giao bóng.

Nhịp giao tối giản: cú backswing tối giản, bộ chân Platform thu gọn.

NHỊP GIAO TỐI GIẢN

Nhịp giao tối giản có điểm đặc trưng là cú backswing khá ngắn. Khi người giao bóng bắt đầu tay rời bóng, tay cầm vợt cao hơn rất nhiều so với các kiểu nhịp giao khác – ngang tầm vai hoặc thậm chí cao hơn. Thông thường, nhịp giao tối giản có cú tung bóng thấp nhất. Và thời gian thực hiện cú giao ngắn nhất (từ khi bóng rời tay tới điểm đánh bóng ngắn nhất). Tay vung bóng rời bóng ở điểm thấp nhất trong 3 kiểu nhịp giao. Andy Roddick, một trong những người giao bóng lừng lẫy của mọi thời đại, cũng dùng nhịp giao tối giản. Gael Monfils và Rafael Nadal cũng vậy.

Những đặc tính cơ bản của nhịp giao tối giản ảnh hưởng thế nào đến các yếu tố kỹ thuật còn lại?

Đầu tiên, người giao bóng có xu hướng triển khai bộ chân ban đầu với hai chân không mở rộng. Thứ hai, người giao bóng ít khi sử dụng lực lắc mạnh. Hoặc chuyển trọng tâm ra sau ở điểm bắt đầu chuyển động. Thứ ba, nhìn chung những người chơi dùng nhịp giao tối giản có lực chân hướng lên khá mạnh. Thứ tư, chuyển động có xu hướng nhấn hoặc dừng.

NHỊP GIAO TỐI GIẢN 
1. Chân không mở rộng, thậm chí ở tư thế ban đầu của bộ chân pinpoint stance. 
2. Trọng tâm rất ít hoặc không dồn về phía sau.
3. Có thể dùng chân nâng cơ thể lên với một lực mạnh. 
4. Có thể có phần kéo cùi chỏ xuống hoặc dừng.
Nhịp giao thu chân: tung bóng với vị trí tay thấp hơn, thường dùng bộ chân pinpoint stance. 

NHỊP GIAO THU CHÂN

Kiểu nhịp giao thứ hai là nhịp giao thu chân. Khi tung bóng, tay cầm vợt thấp hơn, gần với hông. Những tay vợt có kiểu nhịp giao này gồm có Jo Wilfred Tsonga, Tomas Berdych, Robin Soderling, và Venus Williams.

Về nhịp giao thu chân, trong bài viết trước đã nhắc đến. Những giao sẽ tung bóng cao nhất, điểm bóng rời tay cao hơn so với hai kiểu nhịp giao kia. Chuyển động có xu hướng liền mạch hơn, không có điểm nhấn.

Những người chơi có nhịp giao thu chân thường bắt đầu chuyển động bằng bộ chân mở rộng. Họ chuyển trọng tâm ra sau rõ rệt, thường sử dụng chuyển động chuyển trọng tâm thân người trước sau. Nhìn chung, họ trượt phần sau bàn chân lên đến phần trước bàn chân, đến khi đạt bộ chân pinpoint. Trong một số trường hợp, nửa bàn chân sau có thể trượt về bên phải của nửa bàn chân trước. Cuối cùng, người có nhịp giao thu chân có xu hướng tiến sâu vào sân tại điểm tiếp xúc.

NHỊP GIAO THU CHÂN 
1. Mở đầu với bộ chân tương đối rộng.
2. Ban đầu trọng tâm chuyển phía sau, có chuyển động chuyển trọng tâm trước-sau.
3. Thường sử dụng bộ chân pinpoint.
4. Là kiểu nhịp giao tiến sâu vào trong sân nhất tại điểm chạm bóng.
Nhịp giao cổ điển: cánh tay cầm vợt chỉ về sau, bộ chân phối hợp

NHỊP GIAO CỔ ĐIỂN

Trong nhịp giao cổ điển, hai bàn tay di chuyển xuống và lên cùng nhau. Khi tung bóng, cánh tay cầm vợt chỉ về sau thân người, với chiều cao khoảng nửa thân người. Andy Murray và Roger Federer là những tay vợt dùng kiểu nhịp giao này.

Người dùng kiểu nhịp giao cổ điển có xu hướng bắt đầu với hai chân mở rộng mức trung bình. Từ vị trí này, họ có thể giữ nửa sau bàn chân ở vị trí sử dụng bộ chân phù hợp cho việc đánh bóng. Nhưng họ cũng có thể trượt nửa sau bàn chân lên vị trí pinpoint. Giống nhịp giao tối giản, chuyển động cũng có thể có điểm nhấn hoặc dừng.

NHỊP GIAO CỔ ĐIỂN
1. Bộ chân mở rộng trung bình.
2. Có thể sử dụng bộ chân nền tảng (platform stance) hoặc bộ chân pinpoint.
3. Có thể có điểm nhấn cùi chỏ hoặc dừng. 

Đó là một vài đặc điểm chung. Giờ hãy bàn về các đặc điểm này và các yếu tố kỹ thuật khác một cách chi tiết hơn. Chúng ta sẽ thấy sự phức tạp, đa dạng trong cách những người chơi sử dụng, kết hợp chúng.

Ở nhịp giao thu chân, việc chuyển trọng tâm diễn ra rõ rệt nhất.

CHUYỂN TRỌNG TÂM TRƯỚC SAU

Hãy bắt đầu bằng câu hỏi gây nhiều tranh cãi. Đó là việc chuyển trọng tâm ở thời điểm bắt đầu của chuyển động. Nhiều người cho rằng. Người chơi chuyển trọng tâm về sau rồi về trước ở đầu chuyển động để tạo lực nhấn xuống sân. Thực tế nhiều tay vợt chuyên nghiệp không sử dụng cách chuyển trọng tâm này. 

Biểu đồ dưới đây cho thấy mối tương quan giữa kiểu nhịp giao và việc chuyển trọng tâm ở giai đoạn đầu của chuyển động. Nhịp giao tối giản chuyển trọng tâm ít nhất trước thời điểm tiếp xúc bóng. Còn nhịp giao thu chân chuyển nhiều nhất.

Có hai lý do khiến nhịp giao tối giản chuyển trọng tâm về sau ít nhất. Thứ nhất, đường đi của vợt ban đầu hướng lên, giữ cho vợt và cánh tay gần với trọng tâm. Thứ hai, nhiều người có nhịp giao tối giản có xu hướng đứng trên hai chân gần nhau. Điều này khiến hai chân không dễ để chuyển trọng tâm qua lại. 

Điều này có nghĩa lực tạo ra dọc chiều dài sân dường như ít hơn. Nhưng lực hướng lên trên có vẻ được gia tăng. Nhìn chung, nhịp giao tối giản tạo ra ít lực tuyến tính lên sân. Và tạo ra nhiều lực theo phương dọc với bóng hơn.

Nhịp giao thu chân có tạo ra đà tiến (về phía trước)?

Người có nhịp giao thu chân sẽ có sự chuyển trọng tâm ra chân sau rõ nhất. Một vài người chơi học cách của Pete Sampras, nhấc mũi chân, dồn trọng tâm tự nhiên lên nửa sau bàn chân. Sau đó kết hợp với bộ chân nền tảng (platform stance).

Thông thường, trong nhịp giao thu chân. Sau bước chuyển trọng tâm ra sau này sẽ là bước chuyển trọng tâm về chân trước. Sử dụng bộ chân pinpoint, nghĩa là nhịp giao thu chân có thể tạo ra đà tiến.

Tại sao việc chuyển trọng tâm trước-sau này lại xảy ra? Nếu bạn giữ vợt ở vị trí thấp cạnh thân người khi tung bóng, trọng tâm sẽ có xu hướng chuyển ra sau. Sau đó, bạn cần lấy lại cân bằng, do đó sẽ chuyển trọng tâm về trước. Khi bạn di chuyển qua lại trước-sau, việc này sẽ tạo ra đà tiến. Kết quả là bạn tạo ra bộ chân pinpoint một cách tự nhiên.

Fernando Gonzalez là một trong số ít người chơi sử dụng nhịp giao thu chân với bộ chân nền tảng (platform stance), với sự kết hợp khá phức tạp của nhiều yếu tố kỹ thuật. 

Có một điều khá phổ biến. Đó là khoảng 20-30% người chơi thường có xu hướng kết hợp bộ chân (footwork) ngoài các kiểu nêu trên. Pete Sampras cũng nằm trong số này, với nhịp giao thiên hướng thu chân và bộ chân platform. Fernando Gonzales là một ngoại lệ khác. Nhưng nhìn chung. Bộ chân platform tương đối phù hợp với chuyển động của nhịp giao tối giản và cổ điển. 

Một yếu tố khác là độ rộng của bộ chân khi bắt đầu. Khi độ rộng giữa hai chân vừa đủ, sau khi chuyển trọng tâm ra phía sau. Chắc chắn người chơi sẽ chuyển sang bộ chân pinpoint. Mardy Fish là ví dụ điển hình của một người chơi có nhịp giao thu chân. Với bộ chân mở rộng có sử dụng pinpoint. 

Mardy Fish sử dụng tư thế chân mở rộng trong nhịp giao thu chân. Với xu hướng bộ chân đánh bóng pinpoint. 

Một yếu tố kỹ thuật quan trọng nữa. Nhịp giao thu chân cũng tạo ra chuyển động xoay ra phía sau nhiều hơn của vai. Với nhịp giao thu chân, tay tung bóng cao hơn vai, tay cầm vợt vẫn thấp cạnh thân người.

Tư thế chùng gối ảnh hưởng thế nào đến lực tuyến tính và lực theo phương ngang?

Trong khi đó, nhịp giao tối giản thì tạo ra chuyển động cánh tay hướng lên trên từ lúc đầu. Điều này hạn chế sự chuyển trọng tâm lên chân sau. Do đó, chân sau có vẻ không thuận lợi để chuyển về bộ chân pinpoint. Đó là lý do người chơi sử dụng nhịp giao tối giản có xu hướng sử dụng bộ chân platform thu gọn hơn.

Lực được tạo ra. Dù là đà tiến hay theo phương ngang. Rõ ràng không chỉ phụ thuộc duy nhất hoặc đa phần vào sự chuyển trọng tâm lúc đầu. Nó có thể phụ thuộc vào yếu tố khác, ví dụ tư thế chùng gối. 

Dù nhịp giao tối giản có vẻ tập trung vào việc dồn lực lên trên. Nhịp giao thu chân cũng có thể tạo ra lực dồn lên trên với chùng gối, hông xoay. Ngoài ra, việc dồn trọng tâm về sau có thể khiến trọng tâm dồn dứt khoát lên bàn chân sau. Nhưng việc chuyển lại trọng tâm về trước, vào bộ chân pinpoint thì có thể làm giảm đà tiến.

Nếu trọng tâm một phần dồn lên bàn chân sau như trong bộ chân platform. Lực dồn lên mặt sân có thể nhiều hơn. Nhiều tay vợt chuyên nghiệp không dồn lại trọng tâm về sau không có nghĩa là họ không tận dụng được mặt sân với chân sau. Khi chân đã được neo lại bằng động tác chùng gối, đây chính là dấu hiệu dấu hiệu tốt của lực hướng lên trên.

Kiểu nhịp giao liên quan gì đến việc đáp bên trong sân? 

ĐÁP CHÂN TRONG SÂN (Chuển đà vào phía trong sân)

Còn lại hai vấn đề kỹ thuật nữa. Vị trí trong sân khi người chơi kết thúc cú giao bóng. Và vị trí của điểm tiếp xúc (đánh bóng). Người chơi tiến vào sân cao và xa bao nhiêu? Rõ ràng có nhiều yếu tố về mặt vật lý ảnh hưởng tới kết quả này. Bao gồm chiều cao, độ vươn của người chơi, thậm chí chiều dài vợt. Câu hỏi đặt ra: kiểu nhịp giao có thể giúp gia tăng khả năng vươn của người chơi hay không?

Đây là một câu hỏi khá khó trả lời. Bởi người chơi với kiểu nhịp giao khác nhau không dùng thống nhất một bộ chân khi đánh bóng. Chúng ta cần bóc tách bằng việc nhìn vào. Tư thế/điểm kết thúc cú giao bóng và điểm tiếp xúc bóng một cách độc lập.  

Giả sử kiểu nhịp giao với trọng tâm dồn nhiều nhất vào chân sau có thể tạo ra đà tiến lớn nhất tiến vào trong sân. Nếu vậy, bước tiếp đất có thể sẽ xa nhất. Kết quả này có thể đúng với tay vợt nam, nhưng có vẻ không hợp lý với tay vợt nữ.  

Với nam, nhịp giao thu chân tạo ra bước đáp chân xa nhất dài nhất. Nhưng với nữ, đó lại là nhịp giao tối giản. Cả nam và nữ, nhịp giao cổ điển đều tạo ra bước đầu tiên ngắn.

Kiểu nhịp giao & Chiều dài bước đáp chân 

Hãy nhìn vào sự khác biệt độ xa của bước đáp chân

BỘ CHÂN

Nếu nhìn vào vị trí kết thúc cú giao bóng dựa vào bộ chân thay vì nhịp giao. Chúng ta lại thấy một góc nhìn khác. Hãy nhìn vào sự khác biệt độ xa của bước đáp chân đầu tiên của các bộ chân khác nhau. Với nam, bộ chân platform có bước đáp chân xa nhất. Với nữ, bộ chân này lại cho bước đáp chân gần nhất.

Bộ chân & Chiều dài bước đáp chân 

Nếu kết hợp nhịp giao cổ điển và bộ chân platform. Bước chân tiến vào bên trong sân dường như ngắn nhất. Tuy nhiên, khó để kết luận nếu kết hợp bộ chân platform với nhịp giao tối giản. Bởi đây là bộ chân hẹp nhất. 

Kiểu nhịp giao liên quan thế nào đến điểm tiếp xúc bóng?

ĐIỂM TIẾP XÚC BÓNG

Hãy nhìn vào yếu tố thứ ba, đó là điểm tiếp xúc bóng. 

Bảng sau đây sẽ minh họa kiểu nhịp giao liên quan thế nào đến điểm tiếp xúc bóng. Thông số này, nhịp giao thu chân khiến người chơi tiến vào sân xa nhất tại điểm tiếp xúc bóng. Với cả người chơi nam và nữ.

Độ dài vươn người vào sân tại điểm tiếp xúc bóng 

(số cm tính từ vạch cuối sân)

Kiểu nhịp giaoNamNữ
Cổ điển45.533
Tối giản4244
Thu chân 5845

Nghiên cứu của chúng tôi đã giúp tìm ra những mối liên quan khá quan trọng. Giúp hiểu hơn tương quan giữa nhịp giao, bộ chân, tư thế kết thúc và điểm tiếp xúc bóng. Một yếu tố nữa có thể là cú tung bóng. Vị trí của bóng có thể tạo ra sự khác biệt trong việc người chơi chạm bóng ở vị trí xa tới đâu, kết thúc giao bóng ở vị trí nào trong sân. Những tay vợt giao bóng đại tài như Sampras, Roger Federer hay Greg Rusedski. Họ đều kết thúc giao bóng ở điểm khá gần vạch cuối sân so với các tay vợt còn lại. Nhiều người có thể tự hỏi tư thế kết thúc vào sâu trong sân hơn có tạo ra lợi thế.

Với cú đá chân sau cao, người chơi sẽ đáp vào sâu trong sân hơn.

THĂNG BẰNG

Một yếu tố thú vị nữa. Đó là vị trí kết thúc cú giao bóng sẽ ảnh hưởng đến cách giữ thăng  bằng của cơ thể. Nếu so sánh những người chơi tiến vào sân ít nhất và nhiều nhất sau khi giao bóng. Bạn sẽ thấy sự khác biệt rất lớn về cách họ giữ thăng bằng. Người chơi tiến vào xa nhất có cú đá sau cao để tạo đà cho họ đổ người về trước. Giúp giữ thăng bằng. Điểm này khá quan trọng cho bất kỳ người chơi nào muốn tối ưu chuyển động.

Venus xoay dọc vai rất ít, mở hông tại điểm chạm bóng.

Venus xoay dọc vai rất ít, mở hông tại điểm chạm bóng.

Có một vài quan điểm nữa về sự khác biệt trong cách chơi của tay vợt nam và nữ. Nhiều huấn luyện viên thấy rằng đa phần tay vợt nữ sử dụng bộ chân pinpoint. Nhiều người tin rằng nhiều người chơi nữ đã giao hỏng cả 2 quả do sử dụng bộ chân này.

Lý do là. Bộ chân pinpoint khiến hông mở sớm, hông xoay ít hơn. Dẫn đến vai xoay ít hơn, vai ở tư thế hai vai thẳng hàng theo chiều dọc. Điều này cũng làm giảm lực dồn lên từ chân sau, từ đó làm giảm độ xoáy lên bóng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, gần 90% tay vợt nữ đều sử dụng bộ chân pinpoint. Đây là một tỷ lệ rất cao họ kết hợp bộ chân này với nhịp giao thu chân. Venus Williams là ví dụ điển hình cho sự kết hợp này. Cô cũng là người chơi nổi tiếng với tỷ lệ giao hỏng cả 2 quả trong các trận đấu. Nếu quan sát chuyển động của cô, bạn sẽ thấy hông và vai xoay ít, hông mở sớm. Thân người của Venus thường song song với đường cuối sân tại điểm chạm bóng.

Các tay vợt nam thường phổ biến 2 bộ chân: platform và pinpoint

Đối với tay vợt nam, phổ biến nhất là 2 kiểu nhịp giao cổ điển và thu chân. Họ cũng có xu hướng chia thành 2 kiểu bộ chân: platform và pinpoint. Nhịp giao tối giản có vẻ không mấy phổ biến đối với đa phần tay vợt nam chuyên nghiệp. 

Giống các tay vợt nữ. Các tay vợt nam dùng nhịp giao thu chân có xu hướng kết hợp với bộ chân pinpoint. Nam giới sử dụng nhịp giao cổ điển có xu hướng chia làm 2 nhóm: bộ chân platform và pinpoint. Dù có nhiều tay vợt nam mở chân ở điểm tiếp xúc bóng. Đa phần tay vợt nam vẫn có xu hướng đóng chân ít nhất là một phần khi tiếp xúc bóng.

KẾT LUẬN

Như vậy, chúng ta đã có thêm một cách phân loại các kiểu giao bóng khác. Cũng như tìm hiểu mối tương quan giữa các “biến số”. Chúng ta cũng đã hiểu rõ hơn về các kiểu nhịp điệu giao bóng. Là một người chơi hoặc huấn luyện viên, bạn sẽ chọn loại nhịp điệu giao bóng nào? Nếu bạn đang chọn một kiểu nhịp giao duy nhất và gặp chút vấn đề với nó, bạn có thể làm gì để cải thiện vấn đề của mình? Hãy tìm câu trả lời trong một bài viết tiếp theo nhé.

0912 725 092