Giữ thăng bằng (dù là khi đánh cú forehand hoặc backhand) là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Nó giúp người chơi có được cách chơi ổn định và nhiều sức mạnh. 

Bài viết này sẽ đề cập những nội dung sau:

  • Tầm quan trọng của việc giữ thăng bằng.
  • Những bất lợi khi người chơi không thể giữ thăng bằng trong các cú đánh.
  • Vì sao bạn không thể giữ thăng bằng tốt?
Bài viết này đề cập khả năng giữ thăng bằng, kỹ năng cần ưu tiên số 1 trong nền tảng kỹ thuật tennis.

VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA NGƯỜI CHƠI TENNIS

Để hiểu hơn tầm quan trọng của việc giữ thăng bằng, chúng ta cần giải đáp cho câu hỏi. Đâu là vấn đề mấu chốt trong kỹ thuật chơi tennis (hoặc những môn thể thao chơi với bóng)?

Đó chính là kiểm soát bóng. 

“Tôi muốn đánh cú forehand chéo sân nhưng không thể kiểm soát bóng, bóng đã vọt ngoài tầm kiểm soát”. Đây là vấn đề chung của rất nhiều người.”

Chúng ta muốn bóng đi đúng hướng như dự định. Cụ thể là vùng đích trên sân tennis, vành rổ trong bóng rổ, một lỗ trong golf…

Dù ở bộ môn nào có liên quan tới bóng. Chúng ta đều cần đưa bóng vào một quỹ đạo, từ đó di chuyển đến đúng điểm đích đã định. 

Và không ở môn thể thao nào, chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát bóng 100%. Hay nói cách khác, không ai có thể chơi tennis mà không gặp phải những lỗi bóng ngẫu nhiên. Nó giống việc không ai có thể lên rổ trúng 100% trong bóng rổ. Luôn có những xác suất. Đó là lý do thể thao luôn hấp dẫn trong mắt khán giả.

Không ai có thể chắc chắn 100% đội chơi, người chơi yêu thích của họ sẽ thắng. Nếu không, đó không còn gọi là thể thao.

Quay trở lại với tennis…

Tennis thực sự là một môn thể thao khó, bởi chúng ta đánh bóng bằng vợt. Việc kiểm soát bóng khó hơn nhiều so với việc giữ bóng bằng tay và ném bóng.

RÈN LUYỆN PHẢN XẠ KIỂM SOÁT BÓNG

Ngay khi bắt đầu học tennis, bạn sẽ nhận ra cực kỳ khó để kiểm soát bóng. Nghĩa là rất khó để bạn và partner cùng giữ bóng trong một loạt đánh liên tiếp. 

Bạn lập tức đối mặt với vấn đề kiểm soát bóng. Và bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra bóng đi theo hướng mà mặt vợt đang hướng về tại thời điểm bóng chạm vợt (bỏ qua trường hợp bóng xoáy mạnh và cú cắt bóng mạnh – đây đều là trường hợp trình độ cao hơn).

Cách để kiểm soát đầu vợt là cố định cổ tay và kiểm soát chuyển động của cánh tay. Bởi vợt hoàn toàn nằm trong tay bạn.

Theo cách nghĩ thông thường, chúng ta kiểm soát đầu vợt bằng cổ tay, không chú ý tới những phần còn lại của cơ thể.

Theo logic, để kiểm soát bóng, bạn cần kiểm soát góc của vợt. Bằng cách giữ vợt thật chặt để vợt không bị chao đảo hoặc lắc, do đó cần cứng cổ tay. 

Tiếp đó, bạn cần tập trung vào chuyển động của bàn tay và cánh tay. Bởi đây là mấu chốt trong việc kiểm soát góc của vợt và quỹ đạo của bóng.

Trong quá trình này. Người chơi quên mất việc phải giữ thăng bằng, tư thế và chuyển động cơ thể/động tác xoay mình.

Về cơ bản, người chơi thường chỉ cố gắng đón bóng. Họ không chú ý tới việc giữ thăng bằng, kiểm soát chuyển động cơ thể một cách ổn định.

Người chơi thường không nhận ra mất thăng bằng khi đánh bóng sẽ dẫn tới mất kiểm soát đầu vợt. Từ đó mất kiểm soát bóng.

Ở một trình độ kỹ thuật cao hơn. Người chơi tennis thường nắm được rằng nếu họ kiểm soát cơ thể tốt. Thì họ sẽ kiểm soát được đầu vợt tốt, từ đó kiểm soát bóng tốt. 

Khái niệm “kiểm soát cơ thể” chính là việc giữ thăng bằng động.

Một tư thế ổn định, thăng bằng tốt trong cú đánh forehand sẽ giúp kiểm soát đầu vợt dễ dàng.

Kể cả khi tôi di chuyển giữa lúc đánh bóng, tôi không làm mất thăng bằng do các lực phát sinh, như lực từ chuyển động cơ thể, hoặc do các cú vung vợt. 

Trong khi chơi tennis, bạn gần như sẽ không bao giờ ngã xuống. Do đó bạn sẽ không có cảm giác mình đang bị mất thăng bằng. Tuy nhiên thực tế là bạn đã mất thăng bằng trong khoảng thời gian khá ngắn ngay khi đánh bóng. Điều này quyết định cú đánh có mạnh và vững hay không.

Ví dụ trên để bạn nhận ra người chơi đã mất thăng bằng trong khoảnh khắc rất ngắn như thế nào? Và sau khi cải thiện thì kết quả ra sao?

BẤT LỢI CHO NGƯỜI CHƠI KHI KHÔNG GIỮ ĐƯỢC THĂNG BẰNG

Việc không giữ được thăng bằng ảnh hưởng đến ít nhất 4 yếu tố như sau:

1. Mất trụ.

Tưởng tượng bạn đang ngắm bắn một mục tiêu nhưng lại đứng trên con thuyền dập dềnh bởi sóng biển. Chắc chắn bạn không thể bắn chuẩn xác. Nhưng đó không phải là lỗi của khẩu súng. Lỗi nằm ở việc bạn mất thăng bằng lúc ngắm bắn. 

Tương tự, cú forehand của bạn có thể hoàn toàn không có lỗi. Chính việc mất trụ khiến cú đánh không chính xác, thậm chí bị lỗi. 

2. Không thể xoay người hoàn toàn.

Nếu bạn mất thăng bằng, đổ người một chút sang ngang hoặc phía sau. Sau đó cố xoay toàn bộ cơ thể (từ hông lên vai), bạn sẽ bị ngã ngửa (lưng chạm đất). 

Không thể xoay toàn bộ người cho cú đánh nếu tại điểm chạm bóng tôi đang ở tư thế này.

Chúng ta vô thức cảm nhận được sự mất thăng bằng này. Do đó não sẽ có phản ứng tức thì. Đó là ngăn cơ thể xoay người ở một vài điểm (cơ chế tự cân bằng), trước khi quá muộn.

Khi không thể hoàn toàn xoay người đánh bóng (mấu chốt của cú forehand và cú trái hai tay). Cú đánh của chúng ta không còn mạnh và vững. 

Lúc này, chúng ta không còn cách nào khác là đánh bóng chủ yếu bằng cánh tay. Điều này dẫn đến những cú dồn lực và đánh không chính xác. 

3. Gia tăng căng thẳng cho cơ thể và cánh tay.

Khi bạn ở trạng thái ổn định, cơ thể và cánh tay sẽ không bị căng cứng. Đò là bởi sự thăng bằng tạo ra cảm giác dễ chịu.

Khi bạn cảm thấy thoải mái, bạn sẽ đánh mượt mà hơn. 

Khi bị mất thăng bằng, bạn sẽ đánh bóng theo một kiểu khá lộn xộn. Bởi khi đó bạn mất kiểm soát đầu vợt, từ đó mất kiểm soát bóng. 

4. Mất bình tĩnh khi đánh bóng.

Khi mất thăng bằng, tâm trí bạn rơi vào một trạng thái mất bình tĩnh rất ngắn. Do bạn đang thực sự bắt đầu bị đổ người. 

Não bộ lúc này phản ứng nhanh bằng cách điều khiển một vài chuyển động nhất định. Chuyển động này giúp bạn lấy lại thăng bằng.

Tâm trí bạn đương nhiên không thể bình tĩnh và tỉnh táo nếu bạn bị ngã trong lúc đánh bóng.

Lúc này, bạn gần như sẽ mất tập trung cho cú đánh. Đồng thời không thể thực sự quan sát bóng tốt.

Rõ ràng việc không có thăng bằng ảnh hưởng nhiều tới khả năng kiểm soát bóng và đánh bóng tốt với điểm chạm chuẩn và thời điểm chính xác.

Nếu bạn giữ thăng bằng tốt trước và trong cú đánh, bạn sẽ cảm thấy rất bình tĩnh. 

VÌ SAO BẠN KHÔNG GIỮ ĐƯỢC THĂNG BẰNG?

Hãy cùng tìm hiểu vì sao người chơi khó giữ thăng bằng trong tennis. 

1. Bạn chỉ tập trung ghi điểm thay vì phát triển kỹ thuật nền tảng.

Nếu bạn chỉ chơi tennis kiểu đối kháng thay vì nhận thức tầm quan trọng của việc giữ thăng bằng (thực ra là cảm nhận sự khác biệt về thăng bằng), bạn sẽ chỉ tập trung vươn ra đón bóng thay vì chuẩn bị một tư thế tốt để đợi bóng. Điều này đặc biệt phổ biến với đánh đôi trong tennis.

Hệ thống tính điểm trong tennis rất khắc nghiệt. Chỉ cần mắc một lỗi là đối thủ lập tức ghi điểm. Điều này khiến việc giữ bóng trong sân, không làm mất bóng trở thành yếu tố quan trọng nhất của trận đấu. Bạn sẽ bị in sâu vào tâm trí rằng bạn chỉ cần đón được bóng là đủ. Về lâu dài, hành động lặp đi lặp lại này sẽ tạo thành thói quen trong bạn.

Hậu quả là, về lâu dài, bạn sẽ không thể thi đấu tốt nếu có thói quen này. Theo thời gian, bạn có thể chạy theo bóng tốt hơn, không cảm thấy vội vã, tuy nhiên bạn sẽ hoàn toàn không có ý thức về việc phải giữ thăng bằng tốt trước khi thực hiện cú đánh. 

Tôi thường quan sát các học viên tennis mới (người lớn), đa phần họ không phải người mới chơi. Tuy nhiên họ vẫn thường mất thăng bằng và bị ngã dù khả năng thăng bằng đã tốt hơn. 

Thói quen không tốt này sẽ cản trở họ chơi tennis tốt. Do đó, giữ thăng bằng là một thói quen cần thiết lập cho người chơi. 

2. Hai chân quá gần nhau khi thực hiện cú đánh.

Vấn đề này chỉ là vấn đề về mặt vật lý. Có thể cải thiện tương đối nhanh nếu được phổ biến và huấn luyện.

Khi bắt đầu lên level, người chơi sẽ biết cách giữ hai chân cách xa đủ để giữ thăng bằng.

Khi người chơi di chuyển về phía bóng, họ kết thúc ở tư thế mà hai chân quá sát nhau. Điều này làm giảm khả năng giữ thăng bằng khi vung vợt. Bởi cú vung vợt thường tạo ra quán tính khiến họ mất trụ.

Khi bắt đầu lên level, người chơi sẽ biết cách giữ hai chân cách xa đủ để giữ thăng bằng.

Một quy tắc đơn giản cho người chơi nam (người lớn). Khoảng cách giữa hai chân bằng độ dài của vợt (tính từ tay cầm đến điểm cuối của đầu vợt). Đây chính là độ rộng chân hợp lý của người chơi trước khi bắt đầu vung vợt đánh bóng. 

Đối với người chơi nữ, khoảng cách hai chân nhỏ hơn một chút. Và đương nhiên phụ thuộc vào chiều cao.

Theo kinh nghiệm, người chơi thường cảm thấy lạ khi tôi yêu cầu mở rộng hai chân quá nhiều. Tuy nhiên, bạn đừng vội phản đối điều này chỉ vì cảm thấy có chút không thoải mái. Hãy tập chơi với chân tách rộng. Bạn sẽ thấy ích lợi của nó, cũng như thấy được bạn có thể cải thiện thăng bằng.

Những người mới chơi không giỏi phán đoán bóng. Do đó thường xuyên có thói quen kết thúc ở tư thế quá gần bóng trước khi đánh bóng. Do vậy hai chân họ rất gần nhau.

Không dễ để yêu cầu người chơi tennis mở rộng chân nếu nguyên nhân nằm ở suy nghĩ của họ. Chính vì họ chưa phán đoán bóng tốt (chứ không phải đơn thuần là động tác vật lý). 

Lúc này, cần phải kiên nhẫn từng chút một, vì người mới chơi không dễ gì điều chỉnh lỗi này trong thời gian ngắn. 

3. Dáng đứng quá thẳng 

Nếu không ở một tư thế điền kinh, bạn khó có thể giữ thăng bằng khi di chuyển trên sân.

Hãy quan sát tư thế của Roger. Tư thế không thay đổi dù hướng chuyển động là gì.

Nếu bạn đứng quá thẳng, bạn sẽ mất thăng bằng khi lao lên ở pha bóng ngắn. 

Bạn cần thiết lập thành thói quen để duy trì dáng đứng điền kinh (athletic posture), đầu gối gập. 

Ở cú đánh bộ chân mở hoặc cần lùi lại, tư thế thẳng đứng sẽ khiến bạn ngửa về sau khi đánh bóng. Từ đó bạn sẽ mất thăng bằng, mất kiểm soát bóng. 

Trong các môn thể thao như bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền, người chơi duy trì tư thế điền kinh hơi gập người về phía trước (athletic forward-leaning posture) ngay cả khi di chuyển lùi. Trong tennis cũng vậy.

Những người chơi thể thao thường xuyên có xu hướng thực hiện tư thế này chuẩn một cách tự nhiên. Trong khi đó người không thường xuyên chơi thể thao hoặc vừa học tennis cần được huấn luyện tỉ mỉ. Đó là. Làm thế nào để di chuyển trên sân? Làm thế nào để duy trì tư thế điền kinh ngay cả khi di chuyển lùi?

4. Bạn muốn giữ sức.

Người chơi không có tư thế đứng đúng hoặc không cố giữ thăng bằng tại các cú đánh. Đơn giản vì họ… lười, hoặc nói nhẹ nhàng hơn, họ muốn… giữ sức.

Đơn giản là họ muốn tránh những cảm giác ít dễ chịu về mặt vật lý khi di chuyển cường độ cao hơn, trong một khoảng thời gian dài hơn.

Ngay khi cơ thể phát tín hiệu về sự không dễ chịu. Họ sẽ vô tình hoặc cố ý phản ứng để giảm thiểu sự khó chịu này. Từ đó, họ vận động ít hơn, cường độ thấp hơn, hoặc không dùng hết sức lực cơ bắp chân…

Một người đã được huấn luyện thể lực bài bản, thường xuyên cũng cảm thấy sự khó chịu như vậy. Nhưng họ đã quen với nó và đơn giản là lờ nó đi. Họ biết rằng khoảng cách từ những cảm giác khó chịu này đến chấn thương thực sự, hoặc đến khi họ kiệt sức còn rất xa. 

Trong khi đó. Người chưa từng được huấn luyến lại cảm thấy mối nguy hiểm tới sức khỏe và bảo toàn sức lực. Nhưng họ đã sai.

Đơn giản là họ chưa thử kiểm tra giới hạn của bản thân. Họ cũng không hiểu được cơ thể mình có thể làm được những gì trong các hoạt động thể thao.

Huấn luyện viên chúng tôi đối mặt với vấn đề này mỗi ngày khi đào tạo các học viên mới. Bởi họ luôn từ chối luyện tập quá nặng.

Không nhất thiết đánh giá họ là lười. Đây chỉ là biểu hiện của việc họ chưa tự tin, chưa đủ động lực cũng như ý chí.

Thay vào đó, chúng ta cần hiểu rằng, có nhiều mức độ về ngưỡng chịu đựng. Với những người chơi mới, họ mới chỉ ở giai đoạn đầu của cuộc thích nghi. 

Về dài hạn. Họ sẽ chấp nhận cảm giác khó chịu về mặt vật lý này, họ sẽ không né tránh chúng nữa.

Quá trình thay đổi suy nghĩ này tương tự với những người trưởng thành chưa bao giờ luyện tập nặng. Nghĩa là không ai có thể giúp bạn ngoài chính bạn.

Khi người chơi không cảm thấy sự khác biệt giữa chất lượng của cú đánh trong trạng thái thăng bằng và cú đánh khi mất thăng bằng. Họ dĩ nhiên sẽ không cảm thấy cần phải cải thiện tư thế giữ thăng bằng. Bởi họ cho rằng việc này có vẻ như chỉ làm mất thời gian. 

Lao về phía bóng đủ sớm để chuẩn bị tư thế đánh tốt và giữ thăng bằng tốt cần nhiều nỗ lực hơn so với việc chỉ cần đánh trúng bóng.

Bởi vậy, người chơi tennis sẽ tiếp tục cho rằng mình đánh lỗi thay vì nhận ra lý do đúng. Lý do đúng phải nằm ở việc giữ thăng bằng. Với lối nghĩ này, họ sẽ khó lên level.

Trong nhiều năm, tôi đã quan sát những người chơi tennis không biết cách giữ thăng bằng. Cú đánh của họ sẽ luôn bị lỗi.

Họ vẫn vươn người, đổ người và nhào tới bóng. Nhưng không hề biết rằng thiếu thăng bằng ảnh hưởng đến sức mạnh và tính thống nhất của họ. 

Đối với tôi, nếu không giữ thăng bằng tốt trước và trong khi thực hiện cú đánh, chắc chắn chúng ta không thể chơi tennis tốt, dù ở level nào. Hi vọng bạn sẽ coi trọng kỹ năng này.

5. Chân yếu 

Nếu chân của bạn bị yếu, chân sẽ không thể hoạt động như lò xo.

Khi đánh một cú forehand hoặc backhand bộ chân tự nhiên, chúng ta đưa chân tiến lên phía bóng. Lực chân không phải vấn đề chính, trừ khi bóng cực kỳ thấp.

Nếu chân trước hoạt động như một cái phanh. Bạn có thể dễ dàng dừng đà tiến về phía trước mà không cần dùng quá nhiều lực ở chân.

Tuy nhiên, nếu chúng ta có cú mở chân sau khi di chuyển sang ngang. Đây là một tình huống rất phổ biến trong tennis, chân ngoài có 3 chức năng:

  • Giữ bạn lại khỏi chuyển động ngang.
  • Gập chân và nạp lực.
  • Mở rộng và giải phóng lực lên thân trên.

Tất cả những việc này diễn ra trong chỉ một giây. Nếu chân yếu, dĩ nhiên các chức năng sẽ không thể được thực hiện đầy đủ.

Bạn sẽ cảm nhận được nếu chân yếu, từ đó có 1-2 phản ứng. Bạn có thể sẽ giữ chân cố định. Vì cho rằng nếu gập chân, bạn không thể vươn dài chân để nâng trọng tâm cơ thể lên. 

Hoặc bạn có thể sẽ gập chân nhưng sẽ đổ người sang bên và mất thăng bằng. Bởi chân bạn không đủ khỏe để nâng bạn lên. 

Vấn đề không nằm ở vật lý, mà nằm ở kỹ thuật và cơ sinh học.

Khi học chơi tennis sai cách, bạn sẽ chủ yếu sử dụng cánh tay mà bỏ qua phần thân dưới. Phần này sẽ không được sử dụng đúng cách.

Nhiều người chơi không cảm nhận được các cú forehand hoặc backhand đều xuất phát từ lực bên dưới lên. 

Kết quả là, họ sẽ không sử dụng chân bởi chân của họ yếu. Nhưng họ không biết làm thế nào để kết hợp chân trong cú đánh. Tệ hơn, họ không biết chân chính là kết nối đầu tiên trong chuỗi động lực của các cú đánh. 

Tôi từng liên hệ với Nathan Martin, người sáng lập tennisfitness.com. Anh cho phép tôi chia sẻ clip ngắn về luyện sức mạnh cho đôi chân với người chơi. 

Làm theo các động tác trong bài tập này và lặp lại. Bài tập cũng bao gồm các động tác giúp tập luyện giữ thăng bằng.

Hi vọng rằng, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của thăng bằng trong tennis. Vì sao bạn chưa chú ý đủ nhiều tới kỹ năng này.

Bạn muốn khai phá khả năng tiềm ẩn tự nhiên trong bộ môn tennis, vui lòng tham khảo chi tiết khóa học BASIC – UNLOCK THE BASIC tại ACE Tennis Academy.

0912 725 092